LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÉO DÀI CUỘC HỘI THOẠI KHI BẠN KHÔNG BIẾT PHẢI NÓI GÌ?

1. Hãy hỏi một câu hỏi mở

Sau đó lắng nghe câu trả lời của họ và tiếp tục hỏi một câu hỏi mở về chủ đề mà họ vừa nói.
Nếu người đó muốn nói chuyện với bạn, và bạn hỏi câu hỏi liên quan vơi những thứ xung quanh người đó như cuộc sống của họ chẳng hạn, họ sẽ nói chuyện với bạn
Nếu mà câu hỏi mở của bạn được trả lời bằng hàng loạt câu trả lời ngắn gọn thì có lẽ đó là tín hiệu rằng họ không hứng thú nói chuyện với bạn.

nghệ thuật giao tiếp

2. Lời khuyên từ một bartender

Có thể cho đây là chuyên môn của tôi luôn cũng được.
Tôi khá ngại lúc đầu nhưng khi mà quen rồi thì mọi thứ dễ dàng lắm. Tôi học được 1 điều rằng, mọi người thường có xu hướng nói về bản thân họ, giờ thì tôi có thể giữ một cuộc hội thoại tiếp tục, nhiều khi tôi không biết cách để họ bớt nói đi luôn ấy haha.
Khi đối thoại, nó không quan trọng bạn nói điều gì mà quan trọng là bạn “trả lời” họ như thế nào. Nếu bạn tỏ ra rằng bạn đang lắng nghe, họ sẽ nói mà không cần một sự khơi gợi nào. Nhìn thẳng vào mắt họ, gật đầu một cách tự nhiên để thể hiện rằng bạn đang nghe câu chuyện của họ, hướng người bạn một chút về người đó. Đừng tập trung vào thứ gì khác ngoài họ. Cố gắng đọc cảm xúc của họ và “phản ánh” lại một cách tự nhiên ( Trans: kiểu người ta đang nói một câu chuyện vui về bản thân họ thì bạn cũng phải thể hiện một vẻ mặt tươi cười). Ví dụ nha nếu họ nói một điều hơi khó tin cứ nói lại rằng “Nghiêm túc đó hả ?, không đời nào có chuyện đó đâu”. Điều đó sẽ kích thích họ ráng giải thích cho bạn và ráng chứng minh chuyện họ nói là thật.
Bắt đầu một cuộc hội thoại bằng một câu hỏi chung chung kiểu như “Cả tuần nay ông làm gì thế ?” hoặc là ” Ngày hôm nay của ông thế nào rồi?”. Nghe họ nói một cách cẩn thận và nắm bắt ý chính, dùng ý đó để làm bản lề để xây dựng câu hỏi tiếp theo. Nếu họ nói về con họ thì hỏi tiếp về con họ, nếu họ nói về công việc thì hãy dùng chủ đề công việc cho câu hỏi tiếp theo.
Cố gắng hết sức để nhớ những chi tiết về họ. Sau đó lần sau gặp lại, hỏi họ về thứ đó. Ví dụ : “À các bài thuyết trình tuần trước có tốt không?”.
Khi bạn biết sở thích của họ, làm cho bản thân bạn hứng thú vào chủ đề đó luôn, đó là cách mà bạn “tung hứng” một cuộc hội thoại. Vai trò chủ cuộc hội thoại luôn là họ chứ không phải là bạn.
Ví dụ tôi luôn nhớ về thức uống yêu thích của khách hàng nếu họ đến quầy bar của tôi thường xuyên. Họ có thể nói cho tôi nghe ngay cả những thứ khá riêng tư mà chưa chắc họ có thể chia sẻ với bạn bè người thân nữa kìa.

3. Dùng câu hỏi rộng trước rồi sau đó thu nhỏ dần chủ đề để tìm ra thứ mà người đó hứng thú.

Hỏi câu hỏi rộng sau đó chuyển chủ đề nếu bạn thấy một phản hồi không mấy hứng thú từ người đó. Nếu họ vẫn không hứng thú hoặc cảm thấy không thoải mái để chia sẻ thì bạn cứ hỏi thằng
“Này ra ngoài đi bộ 1 vòng cho đỡ căng thẳng không ? “
“Tôi có thể mua một lu rượu cho cô không ? Hi vọng cô cảm thấy thoải mái hơn”
“Cứ nói đi mà, tôi không phán xét gì đâu “
Một người biết cách nói chuyện là một người làm cho người đối diện thoải mái khi chia sẻ câu chuyện của họ, thoải mái như chính cách bạn đặt câu hỏi. Đừng làm họ cảm thấy bị gò bó. Nếu có bất kể một dấu hiệu nào thì bạn nên chú ý, như một cách nhún vái, một ánh mắt tỏ ra thích thú. Bạn cần phải nắm bắt được điều đó

4. Đây là mẹo để giữ một cuộc hội thoại tiếp tục, hãy ghi nhớ điều mà họ nói với bạn. Sau đó dùng điều đó để tạo ra câu hỏi tiếp theo. Điều này sẽ mời gọi họ nói về chủ đề đó nhiều hơn và dài hơn. Trong lúc đó bạn có đủ thời gian để nghĩ ra câu hỏi tiếp theo để làm cuộc hội thoại tiếp tục.

5. Cố gắng lắng nghe xem họ nói gì hơn là ngồi đó và nghĩ rằng nên hỏi gì tiếp theo. Không có gì làm tụt hứng cho bằng một người với khuôn mặt nghệch ra và chẳng quan tâm đến bạn đang nói gì.

TẢI BÁO GIÁ VÀ TÀI LIỆU DỰ ÁN

Báo Giá Và Chính Sách Bán Hàng Dự Án




    X