BĐS phía Đông Hà Nội, bao giờ “sáng”?

Bản đồ BĐS nhà ở thương mại cho thấy, trong khi phía Tây (khu vực Từ Liêm cũ và vùng tiệm cận) đã được dần ken kín bởi đủ loại dự án cũ mới đua nhau mọc lên, thì khu Đông (địa bàn Long Biên, Gia Lâm) lại tỏ ra chưa thực sự hấp dẫn đại bộ phận giới đầu tư, trừ số ít “ông lớn” đã và đang chiếm đóng khu vực này.
Cách đây 2 năm, TP. Hà Nội phê duyệt chủ trương cho phép quận Long Biên làm chủ đầu tư hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn. Theo đó, chính quyền sở tại đã cụ thể hóa mạnh mẽ quyết tâm thực hiện công tác khớp nối hạ tầng kỹ thuật tại khu vực Long Biên – yếu tố quan trọng thúc đẩy sức hấp dẫn của thị trường nhà đất bên kia sông Hồng.

Hạ tầng tốt
Bức tranh đô thị – xã hội khu vực Long Biên (và một phần huyện Gia Lâm) thời kỳ 2010 từng bị thành kiến về ùn tắc giao thông (tại nút Vũ Văn Linh – Vũ Xuân Thiều, Nguyễn Văn Linh – Việt Hưng; gian nan trong giờ cao điểm khi di chuyển vào nội đô (quận Hoàn Kiếm); hoặc vấn đề thiếu vắng các cơ sở y tế, vui chơi giải trí cộng đồng, giáo dục công lập,..

Nhưng khi hạ tầng được cải thiện mạnh mẽ như hiện nay, không ít công trình tiện ích dân sinh, tái định cư, tổ hợp chung cư – văn phòng chất lượng cao, đang lần lượt mọc lên và đáp ứng tốt nhu cầu của dân cư nơi đây. Đơn cử, Khu đô thị Việt Hưng, Vinhomes Riverside, Sài Đồng, Đặng Xá, AeonMall Long Biên, NOXH Thượng Thanh,…

Trong các quyết định mang tính “thay da đổi thịt” cho quy hoạch hạ tầng địa bàn bên kia sông Hồng của TP. Hà Nội, có thể nhắc tới việc thành phố chấp thuận đề xuất của UBND quận Long Biên về việc ứng trước ngân sách để đầu tư 2 dự án tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì và tuyến Cầu Bây – Thạch Bàn (trước đó đã dừng thực hiện theo hình thức BOT).

bat-dong-san-phia-dong-ha-noiBĐS khu Đông chưa thực sự hấp dẫn đại bộ phận giới đầu tư

Mới chỉ “sáng” một phần?
Tính tới năm 2016, quận Long Biên đã triển khai 6 dự án lớn (được đánh giá thay đổi cơ bản diện mạo quận), bao gồm: nâng cấp, mở rộng đường Ngô Gia Tự và tuyến đường từ Ngọc Thụy đi KĐT Ngọc Lâm. Các hạng mục giao thông được kết nối khá đồng bộ nhờ các công trình cầu Đông Trù, cầu Vĩnh Tuy, QL5 kéo dài…

Hạ tầng cơ sở tốt, cùng với yếu tố cảnh quan, sinh thái được hoàn thiện (từ năm 2010 đến nay, quận tập trung cải tạo cảnh quan các hồ, vườn hoa, cải tạo 10 hồ lớn, điển hình như hồ Việt Hưng, hồ Ngọc Lâm, hồ Thạch Bàn, hồ Tân Thụy, hồ Vục, hồ Sài Đồng) là lý do căn bản thu hút giới đầu tư nói chung và các tên tuổi trong làng BĐS tìm về khu Đông.

Còn nhiều hạn chế
Những người làm nghề môi giới nhà đất lâu năm tại các quận nội đô đều cho rằng, sức hấp dẫn đến từ các BĐS phía “bên kia cầu Chương Dương” còn bị hạn chế bởi nhiều điểm.

Điển hình là việc di chuyển từ Long Biên – Gia Lâm về trung tâm quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Hơn nữa, tâm lý ngại ngăn sông cách cầu, đa số người có nhu cầu an cư đích thực cũng như thụ hưởng cuộc sống tiện ích đúng nghĩa vẫn liệt Gia Lâm, Long Biên vào cuối danh sách lựa chọn.

Anh Huy, nhân viên truyền thong đánh giá, sang bên kia cầu Chương Dương, cho dù là Gia Lâm hay Long Biên thì cơ sở an sinh xã hội đang ở mức trung bình, nếu không muốn nói là chưa tương xứng với nhu cầu ngày càng cao của dân sinh. Từ bệnh viện tuyến quận, huyện, cho tới cơ sở đào tạo bậc trung học phổ thông, đại học, hay đơn giản như giải trí cho trẻ nhỏ thì chỉ có Vincom hoặc AeonMall Long Biên hiện hữu.

Điều đó lý giải tâm lý nhiều cá nhân, gia đình có tiền (đã có nơi an cư) tìm về phía Đông chỉ để xây biệt thự, trang trại nghỉ ngơi, bởi giá đất “mềm” hơn hẳn so với khu vực bên kia cầu.

Dù vậy, ngoài làn sóng mua BĐS giá trị lớn để câu giầm, găm giữ chờ “sốt” kiểu dài hơi, các cá nhân đầu tư tay ngang vẫn lấn cấn bởi thực tế “quá tải” lưu thông giữa hai khu vực ven sông Hồng.

Kết nối Long Biên, Gia Lâm với khu vực đối xứng qua sông ghi nhận hàng loạt các công trình cầu như: Vĩnh Tuy (có kế hoạch mở rộng gấp đôi), Thanh Trì, Đông Trù, Chương Dương, Long Biên, Đuống, Phù Đổng. Song “huyết mạch” vào trung tâm Hoàn Kiếm được cho là chỉ có cầu Vĩnh Tuy và Chương Dương. Vào các khung giờ cao điểm, cầu Chương Dương tỏ ra quá nhỏ (thậm chí quá tải) trước lưu lượng phương tiện khổng lồ. Trong khi cầu Vĩnh Tuy lại có vẻ quá xa so với những cư dân sinh sống sở tại muốn tìm về bờ Hồ.

Khu vực 2 chân cầu đã có dấu hiệu quá tải (tại nút giao Cổ Linh AEON Mall Long Biên và đầu phía Nguyễn Khoái) đã dần ngột ngạt bởi cư dân từ Hòa Bình Green City. Còn Cầu Thanh Trì cũng bắt đầu tỏ ra quá tải, cầu Long Biên (chỉ phục vụ xe máy) thì hiệu quả không đáng kể… Trong tương lai, khi những dự án BĐS ven sông Hồng ở Long Biên, Gia Lâm, Thạch Bàn mọc lên, chắc chắn việc quá tải hạ tầng giao thông liên khu vực là điều khó tránh khỏi.

(Theo Thời báo kinh doanh)

TẢI BÁO GIÁ VÀ TÀI LIỆU DỰ ÁN

Báo Giá Và Chính Sách Bán Hàng Dự Án




    X